Khi xảy ra hỏa hoạn, thì phải báo với ai?

Thực tế khi có cháy lớn, thì người phát hiện hô lớn cho người ta biết để sử dụng những biện pháp chữa cháy. Tuy nhiên, trách nhiệm trong việc báo cháy pháp luật có quy định không? Và cụ thể như thế nào?

Căn cứ Điều 22 Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi quy định trách nhiệm như sau:

 - Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

+ Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.

+ Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

+ Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

-  Cơ quan, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.

- Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

- Lực lượng Công an, Quân đội, Dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Trên đây là trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy khi phát hiện có cháy.

Trân trọng!

Lê Bảo Y

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào