Điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài

Chị Lan là người gốc Việt Nam định cư ở Pháp. Cách đây 6 tháng, chị và gia đình đã sang Việt Nam và cư trú tại thành phố Huế để thực hiện dự án phi chính phủ do Pháp tài trợ. Theo kế hoạch công việc, gia đình chị sẽ sống ở Việt Nam lâu dài nên chị muốn mua một ngôi nhà ở Việt Nam có được không?

Theo quy định của Luật Nhà ở, ngoài tổ chức, cá nhân trong nước được sỡ hữu nhà ở tại Việt Nam thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài cũng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà ở và Điều 121 của Luật Đất đai quy định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
- Người có quốc tịch Việt Nam;
- Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
Trong trường hợp người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định nêu trên được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Như vậy, chị Lan là người gốc Việt Nam nên chị có thể được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam nếu chị được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên.  
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào