Buộc người lao động phải đặt cọc tiền khi thực hiện hợp đồng có phải trả lãi không?

Việc công ty yêu cầu người lao động nộp 10 triệu giữ chân để ký HĐLĐ là trái quy định. Vậy công ty có phải trả lại cho người lao động cả gốc và lãi không?

Theo Khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Khoản 2b, Khoản 3b Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 5 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Như vậy, nếu công ty giữ yêu cầu người lao động đặt cọc để thực hiện hợp đồng thì công ty ngoài việc bị phạt tiền còn phải trả lại cho người lao động số tiền gốc + tiền lãi theo quy định.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào