Những công việc khi chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án

Chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án là công tác quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hòa giải. Vậy trong thời gian tới đây có quy định cụ thể về các công việc phải làm trong chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án không? Nhờ giải đáp.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 0/01/2021) thì công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm các công việc sau đây:

- Tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

- Vào sổ theo dõi vụ việc;

- Nghiên cứu đơn và tài liệu kèm theo do Tòa án chuyển đến;

- Xác định tư cách của các bên, người đại diện, người phiên dịch trong vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; thông báo cho họ biết về việc hòa giải, đối thoại;

- Yêu cầu các bên bổ sung thông tin, tài liệu, chứng cứ; đề xuất phương án, giải pháp để giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính;

- Xây dựng phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại;

- Mời người có uy tín có khả năng tác động đến mỗi bên tham gia hòa giải, đối thoại để hỗ trợ cho; việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Nghiên cứu quy định của pháp luật có liên quan, tìm hiểu phong tục, tập quán và hoàn cảnh của các bên để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính để phục vụ cho việc hòa giải, đối thoại khi cần thiết;

- Các nội dung khác cần thiết cho việc hòa giải, đối thoại.

Trên đây là những công việc phải thực hiện trong công tác chuẩn bị hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021).

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào