Quy định về quyền của hòa giải viên tòa án

Được biết tháng 1/2021 thì Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vậy cho hỏi về quyền của hòa giải viên Tòa án được quy định thế nào?

Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021), hòa giải viên có các quyền sau đây:

- Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;

- Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;

- Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;

- Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;

- Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;

- Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;

- Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;

- Được cấp thẻ Hòa giải viên;

- Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;

- Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào