Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên như thế nào cho đúng luật?
Căn cứ từ Điều 4 đến Điều 8 Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông (ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) thì các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo;
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ;
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục;
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội;
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
Theo Điều 10 Quy định trên thì Quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
1. Quy trình đánh giá
a) Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
b) Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
c) Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
2. Xếp loại kết quả đánh giá
a) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
...
Như vậy, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sẽ dựa vào các căn cứ nêu trên, mức lương sẽ không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đánh giá.
Để đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt bạn phải đảm bảo: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt (tiêu chí phát triển chuyên môn, nghiệp vụ).
Trân trọng!
Lê Bảo Y