Thực hiện phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được quy định ra sao?

Quy định về việc phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy như thế nào? Nhờ giải đáp theo quy định mới nhất.

Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 02/2020/TT-BVHTTDL (Có hiệu lực từ 09/07/2020) phục chế tài liệu in, tài liệu viết tay trên giấy được thực hiện như sau:

- Sửa chữa, bồi vá giấy, dán phủ gia cố khi giấy bị yếu, hư hại;

- Bồi nền gia cố, làm khô không khí, giảm độ ẩm, làm lạnh chân không, làm khô bằng nhiệt trong chân không đối với tài liệu bị ẩm, ướt;

- Xử lý đóng ghim bị gỉ nhằm hạn chế tối đa hư hại, giảm tính bền vững, ngăn chặn sự ố màu của tài liệu;

- Xử lý nấm mốc trên giấy, cách ly các tài liệu bị nấm mốc bằng việc đặt trong các túi, xác định rõ vị trí nguồn gốc của độ ẩm, duy trì môi trường thích hợp, đặt các chất hút ẩm và tăng lưu lượng không khí nhằm tiêu diệt sự phát triển của nấm mốc;

- Xử lý tài liệu bị côn trùng xâm nhập bằng phương pháp sử dụng hóa chất hoặc không sử dụng hóa chất như: làm lạnh, thay đổi thành phần không khí hoặc những phương pháp khác.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào