Ai có quyền thế chấp đối với tài sản của hợp đồng hợp tác
Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 1 Nghị định 11/2012/NĐ-CP quy định: Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của chính mình hoặc của người khác, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
Khoản 2 Điều 1 Nghị định này có quy định:
- Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.
- Tài sản hình thành trong tương lai gồm:
+ Tài sản được hình thành từ vốn vay;
+ Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.
=> Như vậy trong trường hợp này được thế chấp quyền sử dụng đất và khách sạn (hình thành trong tương lai).
Người có quyền thế chấp tài sản của hợp đồng hợp tác
Theo Khoản 1 Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 thì Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
=> Theo đó khi A và B ký kết hợp đồng hợp tác thì những tài sản 2 bên thỏa thuận sẽ đóng góp được xác định là tài sản chung của thành viên hợp tác.
Như vậy quyền sử dụng đất và tiền xây khách sạn được xác định là tài sản chung của thành viên hợp tác.
Khoản 2 Điều 506 Bộ luật này có quy định về các tài sản chung của thành viên hợp tác, trong đó có nội dung:
Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy thì A và B có quyền thế chấp tài sản của hợp đồng hợp tác. Việc quyết định mang tài sản chung của thành viên hợp tác đi thế chấp phải có thỏa thuận bằng văn bản của A và B.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật