Quy định về thẩm quyền giải quyết các tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật cơ quan Tòa
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 40 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lực từ ngày 10/08/2020) quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo nhiều hanh vi thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan, đơn vị trong Tòa án trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tư pháp trong Tòa án được thực hiện như sau:
Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan, đơn vị Tòa án hoặc tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì giải quyết như sau:
- Tố cáo nhiều hành vi vi phạm pháp luật thuộc chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan, đơn vị Tòa án thì các cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp để thống nhất xác định cơ quan, đơn vị có thẩm quyền chủ trì giải quyết hoặc báo cáo cơ quan Tòa án quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan khác ngoài Tòa án nhân dân thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải trao đổi với cơ quan chức năng có liên quan để thống nhất việc phân công chủ trì, phối hợp giải quyết tố cáo. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Thủ trưởng cơ quan Tòa án quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp xem xét để báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định;
- Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp của Tòa án thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị Tòa án thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các tố cáo trong trường hợp tố cáo nhiều hành vi thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan, đơn vị trong Tòa án.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật