Viên chức trong thời gian đào tạo đơn phương chấm hợp đồng làm việc phải bồi thường bao nhiêu?
Theo Khoản 1a Điều 7 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
Điều 8 Nghị định này quy định về chi phí đền bù và cách tính chi phí đền bù như sau:
- Chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
- Cách tính chi phí đền bù: Đối với trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 7 Nghị định này, cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù.
Mà Điều 9 Nghị định này lại có quy định: Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Như vậy trường hợp viên chức đang trong thời gian đào tạo mà đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải trả 100% chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Nếu viên chức đã có thời gian công tác tại trường (không tính thời gian tập sự) thì mỗi năm được tính giảm 1% chi phí đền bù. Nếu là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật