Giải quyết tố cáo tại Tòa án trong trường hợp người lao động biệt phái thuộc thẩm quyền của ai theo quy định mới?

Trong trường hợp Tòa án nhận được tố cáo khi người lao động biệt phái thì thẩm quyền xử lý thuộc về ai khi áp dụng quy định mới?

Căn cứ theo KHoản 2 Điều 22 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lực từ 10/08/2020) quy định về thẩm quyền giải quyết tố cáo tại Tòa án trong trường hợp người lao động biệt phái được thực hiện như sau:

- Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong thời gian công tác trước khi biệt phái thì Chánh án Tòa án nhân dân quản lý trực tiếp tại thời điểm có hành vi vi phạm pháp luật giải quyết, Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến có trách nhiệm phối hợp giải quyết;

- Trường hợp tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian công tác tại Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động được biệt phái đến thì Chánh án Tòa án nhân dân nơi công chức hoặc người lao động đang công tác giải quyết.

Trên đây là quy định về giải quyết tố cáo trong trường hợp người lao động biệt phái theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-TANDTC.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biệt phái công chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào