Việc lập hồ sơ và lưu trữ hồ sơ khiếu nại thực hiện như thế nào theo quy định mới?

Quy định mới yêu cầu phải thực hiện việc lưu trữ và lập hồ sơ khiếu nại tại Tòa án như thế nào?

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 01/2020/TT-TANDTC (có hiệu lực từ 10/08/2020) quy định về việc lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

Việc giải quyết khiếu nại phải được lập hồ sơ. Hồ sơ giải quyết khiếu nại bao gồm: Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi nội dung khiếu nại (nếu có); văn bản thông báo việc thụ lý khiếu nại; văn bản giải trình của người bị khiếu nại; quyết định phân công xác minh, kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại đã được phê duyệt (nếu có); biên bản làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; thông tin, tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; kết quả giám định (nếu có); biên bản tổ chức đối thoại (nếu có); báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại; quyết định giải quyết khiếu nại hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại (nếu có); các tài liệu khác có liên quan.

Hồ sơ giải quyết khiếu nại phải được đánh số bút lục theo thứ tự tài liệu và lưu trữ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định của pháp luật về việc lập và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại theo quy định mới tại Thông tư 01/2020/TT-TANDTC.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào