Rủi ro khi mang theo dao đa năng
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ công cụ hỗ trợ 2017 thì vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tọa, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chủy, cung, nỏ, phi tiêu.
Có thể thấy theo quy định trên thì dao đa năng không không phải là vũ khí thô sơ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, Tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 có quy định về vũ khí có tính năng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao.
Do đó dao đa năng có thể bị xem là vũ khí có tính năng tác dụng tương tự vũ khí thô sơ.
Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nỗ công cụ hỗ trợ 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm có việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ và công cụ hỗ trợ.
Do đó hành vi mang theo dao đa năng có thể bị xem là tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép vũ khí và với hành vi này bạn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điềm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tại Khoản 8 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP tịch thu tạng vật đối với dao đa năng mà bạn mang theo.
Trên đây là nội dung Ban biên tập gửi đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật