Cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần có phải có cần phải thông báo thay đổi sổ đăng ký cổ đông?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
Theo quy định này thì công ty của bạn hoạt động theo loại hình công ty cổ phần.
Căn cứ theo Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì việc thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện khi có các thay đổi nội dung sau đây:
- Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp.
- Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp.
- Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Vốn điều lệ.
Do đó không phải làm hồ sơ thay đổi Giấy đăng ký kinh doanh trong trường hợp cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung ở Khoản 16 Điều 1 Nghị định 108/2019/NĐ-CP thì chỉ thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua. Do đó không phải thông báo đến phòng Đăng ký kinh doanh.
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 126 Luật Doanh nghiệp 2014 thì người nhận chuyển nhượng cổ phần sẻ trở thành cổ đông từ khi thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông do đó họ sẽ có các quyền và nghĩa vụ của cổ đông và trong các biên bản họp sau này phải để tên của họ.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ban biên tập gửi đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật