Có được xin nhận con nuôi và nhập quốc tịch cho con riêng của vợ

Cho tôi hỏi: Tôi là công dân Việt Nam lấy vợ nước ngoài vợ của tôi có con ngoài dã thú vậy tôi có thể nhận con của vợ tôi làm con nuôi và xin nhập quốc tịch Việt Nam không?

Theo như thông tin bạn cung cấp bạn sẽ thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010  “Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi”.

Điều kiện để bạn nhận con của vợ bạn làm con nuôi được quy định tại Khoản 2 Điều 29 luật này dẫn chiếu đến Điều 14 Luật nuôi con nuôi 2010 thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

- Có tư cách đạo đức tốt.

Đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn có thể nhận con của vợ bạn thành con nuôi của bạn. Ngoài ra, khi nhận con riêng của vợ bạn làm con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của bố đẻ của trẻ, nếu trẻ trên 9 tuổi phải có sự đồng ý của trẻ.

Về vấn đề nhập quốc tịch Việt Nam của con nuôi của bạn sau khi hoàn thành thủ tục nhận nuôi con nuôi và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì được quy định tại Khoản 3 và 4  Điều 37 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 như sau:

- Trẻ em là người nước ngoài được cha mẹ mà một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con nuôi thì được nhập quốc tịch Việt Nam theo đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của cha mẹ nuôi và được miễn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.

Do đó khi là con nuôi của bạn thì có thể xin nhập quốc tịch Việt Nam mà không cần phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện nhập quốc tich theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam 2010 trong trường hợp con bạn từ đủ 15 đến 18 thì phải có sự đồng ý của con bạn. Trong trường hơp con bạn đã trưởng thành thì việc xin nhập quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng theo quy định đối với các trường hợp bình thường khác.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào