Không xin phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị thì bị phạt bao nhiêu?

Tôi vừa mới xây dựng một ngôi nhà ở phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang nhưng chưa có giấy phép. Khi xây dựng tôi cũng không biết trường hợp của mình cần phải xin giấy phép xây dựng nên tôi không thực hiện việc xin phép. Như vậy đối với trường hợp  của tôi thì mức xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 89 Luật Xây dựng 2014 thì:

Việc xây dựng nhà ở trong đô thị không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng, do đó phải tiến hành thủ tục xin cấp phép xây dựng trước khi tiến hành xây dựng.

Trường hợp xây dựng nhà ở trong đô thị mà không xin phép có thể bị xử phạt theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, trường hợp tổ chức thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị mà không xin phép có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đối với cá nhân phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 139/2014/NĐ-CP).

Và ngoài ra, theo Điểm d Khoản 11 và Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì:

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm (mà hành vi vi phạm đã kết thúc).

- Đối với hành vi đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

+ Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;

+ Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;

+ Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở riêng lẻ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào