Chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường bao nhiêu?
Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 quy định:
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
...
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn;
...
Đối chiếu với quy định, trường hợp bạn muốn nghỉ việc với lý cho chán không muốn làm nữa không thuộc các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng tại quy định này. Như vậy, việc bạn đơn phương chấm dứt hơp đồng là chưa đúng quy định.
Và theo Điều 43 Bộ Luật lao động 2012 thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật người lao động sẽ:
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này
Như vậy, trong trường hợp này việc công ty yêu cầu bạn bồi thưởng nửa tháng lương là đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn còn có thể phải hoàn trả chi phí đào tạo cho công ty nếu có.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật