Giải quyết truờng hợp sau khi thực hiện quyết định thu hồi đất ở, số diện tích đất ở còn lại nhỏ hơn hạn mức giao đất ở
1. Sự kiện được nêu trong tình huống này đã có quy định xử lý tại Điều 16 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 2380/2010/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Ninh Thuận về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
2. Đối với trường hợp diện tích đất ở còn lại của người sử dụng đất sau khi Nhà nước thu hồi nhỏ hơn hạn mức giao đất ở theo quy định thì UBND các huyện, thành phố phải hướng dẫn sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nếu người bị thu hồi đất có yêu cầu Nhà nước thu hồi phần diện tích đất còn lại thì UBND các huyện, thành phố thu hồi đất để sử dụng theo quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị và quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
3. Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà thuộc đối tượng không được bồi thường đất, nếu không còn nơi ở nào khác thì được UBND cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết cho mua, thuê nhà ở hoặc giao đất ở mới; người được thuê nhà hoặc mua nhà phải trả tiền mua nhà, thuê nhà, nộp tiền sử dụng đất theo quy định. UBND cấp có thẩm quyền trong trường hợp này là UBND cấp huyện, thành phố đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND huyện, thành phố và là UBND tỉnh đối với những dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.
4. Phân tích việc xem xét xử lý số diện tích đất ở còn lại và đối tượng không được bồi thường đất cần được tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn cấp xã và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để vận dụng xử lý tình huống.
a) Nêu phương án diện tích đất ở còn lại sau khi thu hồi nhỏ hơn 40m2 trong trường hợp hạn mức giao đất ở theo quy định là 100m2 và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị cho phép được xây dựng công trình, điểm sản xuất kinh doanh hoặc nơi ở là 40m2 (diện tích còn lại là 38m2, 37m2, 35m2 và dưới 35m2);
b) Đối với trường hợp không được bồi thường đất, phân tích trường hợp một hộ gia đình không có nhiều thế hệ và trường hợp hộ gia đình có nhiều thế hệ chung sống.
Thư Viện Pháp Luật