Khám trái tuyến có được bảo hiểm y tế hỗ trợ không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định đối với trường hợp người tham gia đến tạm trú tại địa phương khác thì việc khám, chữa bệnh thực hiện như sau:
”Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
Do đó bạn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu cho con bạn ở tuyến huyện do đó khi chuyển đến nơi tạm trú thì phải khám đúng với tuyến mà bạn đã đăng ký cho con bạn trường hợp bạn đưa con bạn đi khám, chữa bệnh ở tuyến tỉnh và trung ương thì bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ bạn theo quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trongphạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Do đó, đối với tuyến trung ương bảo hiểm y tế chỉ hỗ trợ chi phí điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh và tuyến trung ương không hỗ trợ chi phí đối với khám bệnh.
Trên đây là nội dung ban biên tập gửi đến bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật