Người được giám hộ có quyền tự ý bán tài sản?
Bộ Luật Dân sự 2015 quy định;
Điều 136. Đại diện theo pháp luật của cá nhân
...
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
...
Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
...
Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Như vậy, căn cứ vào những quy định trên, bạn có quyền quản lý tài sản của cháu bạn.Trường hợp cháu bạn có giao dịch dân sự thì phải được sự đồng ý hoặc xác lập của bạn. Như vậy việc cháu bạn tự ý bán tài sản của cha mẹ để lại là không được pháp luật cho phép cho nên giao dịch dân sự này sẽ vô hiệu.
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Theo quy định tại điều này và trường hợp của bạn thì người mua tài sản từ cháu bạn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại những tài sản đó.
Trên đây là nội dung hỗ trợ về vấn đề của bạn.
Thư Viện Pháp Luật