Ngân hàng gọi điện cho vợ nhắc trả nợ cho chồng có đúng pháp luật không?
Theo Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định:
Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ;
Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, tại Điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ của vợ chồng về tài sản như sau:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, vợ chồng bạn có nghĩa vụ phát sinh do các bên thỏa thuận xác lập, cho nên bạn có nghĩa vụ trả nợ và việc Ngân hàng gọi điện như vậy là đúng pháp luật.
Nếu bạn xác định khoản vay mà chồng bạn vay không phục vụ những công việc thiết yếu của gia đình thì bạn không có nghĩa vụ trả khoản nợ do chồng bạn xác lập.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật