Quy định về việc tất toán tài khoản mở tại kho bạc nhà nước
Tất toán tài khoản mở tại kho bạc nhà nước được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư 18/2020/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Tài khoản của đơn vị, tổ chức được tất toán trong các trường hợp sau đây:
+ Đơn vị, tổ chức bị sáp nhập, giải thể.
+ Đơn vị, tổ chức có yêu cầu thay đổi nơi đăng ký và sử dụng tài khoản.
+ Các dự án đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành, đã hoàn thành thủ tục thanh toán công nợ phải thu, phải trả theo quyết định phê duyệt dự toán và đã được thu hồi hết số dư tạm ứng theo chế độ quy định.
+ Đơn vị, tổ chức có yêu cầu tất toán tài khoản.
+ Tài khoản của đơn vị, tổ chức không hoạt động liên tục sau thời gian 24 tháng (trừ tài khoản thanh toán vốn đầu tư).
- Phương thức thực hiện tất toán tài khoản
Đơn vị tổ chức gửi đề nghị tất toán tài khoản (trong đó ghi tên KBNN nơi mở tài khoản, thông tin của đơn vị như: tên đơn vị, tài khoản đề nghị tất toán, thông tin về quyết định thành lập như số, tên cơ quan ban hành, ngày cấp; tên cơ quan cấp trên; họ và tên chủ tài khoản, kế toán trưởng, số và ngày của quyết định bổ nhiệm các chức danh này và có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền) và Bảng đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản trực tiếp đến KBNN hoặc qua Dịch vụ công “Tất toán tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại Kho bạc Nhà nước” theo quy định Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp Bộ Tài chính đã vận hành dịch vụ công này.
- KBNN thông báo bằng văn bản cho Chủ tài khoản (hoặc cơ quan cấp trên trong trường hợp đã giải thể) biết số dư của tài khoản được tất toán; trường hợp tài khoản còn số dư có nguồn gốc từ NSNN, sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu Chủ tài khoản không có ý kiến thì số dư trên được KBNN làm thủ tục trích nộp vào NSNN.
- Trường hợp tài khoản được đề nghị tất toán còn số dư, chủ tài khoản cần gửi chứng từ hoặc hồ sơ liên quan để KBNN xử lý số dư đó.
- KBNN chỉ được tất toán tài khoản khi số dư của tài khoản bằng 0.
Ban biên tập phản hồi thông tin.
Thư Viện Pháp Luật