Thỏa thuận ký phụ lục hợp đồng để giảm lương người lao động có đúng luật?

Anh chị cho em hỏi với ạ: Công ty em có ký HĐ lao động với NLĐ mức lương là 10 triệu, nhưng do NLĐ sau thai sản không sắp xếp để tiếp đi làm lại sau thai sản nên Công ty và NLĐ muốn có thỏa thuận cho NLĐ làm việc tại nhà thay vì phải lên công ty làm việc. Do đó, công ty em muốn thỏa thuận với NLĐ giảm lương Trường hợp công ty em và NLĐ thỏa thuận được với nhau thì sẽ ký Phụ lục HĐLĐ thay đổi mức lương, như vậy có được không ạ?

Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 quy định: Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Và theo Điều 23 Bộ luật này thì Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

...

Theo Điều 24 Bộ luật này thì:

1. Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

2. Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

Như vậy, công ty và người lao động có thể thỏa thuận về việc giảm lương và hai bên tiến hành ký phụ lục hợp đồng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào