HĐLĐ có phải thỏa thuận rõ chức danh công việc của NLĐ không?
Theo Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”
- Đối với nội dung “Công việc và địa điểm làm việc” được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:
“3. Công việc và địa điểm làm việc được quy định như sau:
a) Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện;
b) Địa điểm làm việc của người lao động: Phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc.”
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trong HĐLĐ chỉ cần ghi công việc mà người lao động phải thực hiện, không nhất thiết phải ghi chức danh công việc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật