Cộng điểm đại học theo khu vực thế nào khi học ở nhiều địa phương?
Căn cứ Khoản 4 Điều 7 Thông tư 05/2017/TT-BGDĐT quy định chính sách ưu tiên theo khu vực như sau:
Thí sinh học liên tục và tốt nghiệp trung học tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Quy định này áp dụng cho tất cả thí sinh, kể cả thí sinh đã tốt nghiệp từ trước năm tuyển sinh.
Các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau:
- Khu vực 1 (KV1) gồm:
Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành tương ứng với thời gian học THPT hoặc trung cấp của thí sinh; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
- Khu vực 2 (KV2) gồm:
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
- Khu vực 3 (KV3) gồm:
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực.
Như vậy, thời gian học ở khu vực nào lâu hơn sẽ được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Theo đó, bạn học có 2 năm học THPT ở khu vực 1 nên sẽ được hưởng ưu tiên theo Khu vực 1, và điểm cộng đại học đối với khu vực 1 là 0.75 điểm (Khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2018/TT-BGDĐT).
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật