Trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh trong thực hiện thủ tục hành chính điện tử là gì?
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 45/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 22/05/2020) thì nội dung này được quy định như sau:
1. Chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trên Cổng dịch vụ công cấp tỉnh phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định này.
2. Tổ chức đánh giá chất lượng đối với phương thức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử do địa phương cung cấp.
3. Ban hành kế hoạch và chỉ đạo việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực, thuộc thẩm quyền giải quyết để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2025.
4. Công khai danh mục và tổ chức việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương trên Cổng dịch vụ công cấp tỉnh.
5. Chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ, định kỳ kiểm tra, rà soát, tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh, bảo đảm hoạt động tin cậy, liên tục, an toàn, kịp thời khắc phục sự cố của hệ thống khi thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
6. Ban hành kế hoạch truyền thông về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để thu hút tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đảm bảo hiệu quả.
7. Có hình thức khen thưởng và xử lý phù hợp đối với tập thể, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.
8. Định kỳ 6 tháng trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện Nghị định này theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Như vậy, có 8 nhiệm vụ chính đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện thủ tục hành chính điện tử.
Trân trọng!