Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH có hợp lệ không?
Theo Khoản 2 Điều 101 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ thai sản đo sảy thai, cụ thể như sau: Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.
Như vậy, nếu bạn điều trị nội trú tại cơ sở khám chữa bệnh thì bạn phải cần bản sao hoặc bản chính Giấy ra viện, còn nếu bạn điều trị ngoại trú thì bạn phải cần có Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản do sẩy thai.
Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định yêu cầu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hợp lệ, cụ thể như sau:
- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH của bạn đáp ứng đủ điều kiện trên thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thai sản do sẩy thai.
Cho nên, nếu Giấy chứng nhận nghỉ hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động (không phân biệt tư nhân hay công lập) và đáp ứng đủ các điều kiện còn lại thì công ty từ chối tiếp nhận hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản do sẩy thai đối với trường hợp của bạn là trái pháp luật. Bạn có thể khiếu nại nên người quản lý công ty để được giải quyết
Ban biên tập phản hồi đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật