Mức phạt đối với hành vi thăm dò khoáng sản vượt quá chiều sâu cho phép từ 100% trở lên
Căn cứ Khoản 5 Điều 32 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 10/5/2020) quy định xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản như sau:
Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu từ 100% trở lên hoặc từ 70 m trở lên so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép, cụ thể như sau:
- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
- Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
- Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Hình thức xử phạt bổ sung:
- Đình chỉ hoạt động thăm dò từ 06 tháng đến 09 tháng khi có từ 05 công trình thăm dò trở lên hoặc trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
- Tịch thu mẫu vật là khoáng sản đối với hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò.
Tại Khoản 1 Điều 5 quy định trên thì mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
=> Như vậy, theo quy định thì tổ chức có hành vi thăm dò khoáng sản vượt quá chiều sâu cho phép 100% sẽ bị phạt từ 200 - 400 triệu đồng, tùy vào từng loại giấy phép.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật