Làm sao để con được mang họ của cha dượng?
Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ trong trường hợp sau đây:
- Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;
- Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;
- Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;
- Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;
- Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
- Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;
- Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;
- Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp thay đổi họ cho con sang họ cha dượng không thuộc quy định nêu trên. Do đó, để có thể thực hiện được thì trước hết các bên phải làm thủ tục nhận con nuôi sau đó mới làm thủ tục thay đổi họ cho con.
Theo Khoản 1 Điều 21 Luật Nuôi nuôi 2010 thì:
Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.
Như vậy, để thực hiện được việc nhận nuôi con nuôi thì bạn phải hỏi ý kiến của người chồng cũ.
Trân trọng!