Mức phạt đối với hành vi tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản
Căn cứ Khoản 8 Điều 31 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 10/05/2020) quy định xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực như sau:
- Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Sau 06 tháng, kể từ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực mà không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật; không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật;
+ Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí (tăng hoặc giảm) lớn hơn 10% so với tổng dự toán trong đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm.
- Tại Khoản 1 Điều 5 quy định trên thì mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
=> Như vậy, tổ chức tự ý thay đổi khối lượng thăm dò khoáng sản có chi phí (tăng hoặc giảm) lớn hơn 10% so với tổng dự toán trong đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định sẽ bị phạt từ 140 - 200 triệu đồng.
Trên đây là nội dung hỗ trợ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật