Mức phạt đối với hành vi tự ý lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản

Xin chào, tôi có thắc mắc theo quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định mới như sau: Tổ chức có hành vi tự ý lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản sẽ bị phạt bao nhiêu? Nhờ hỗ trợ.

Căn cứ Khoản 2 Điều 30 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 10/05/2020) quy định xử phạt đối với cá nhân có hành vi vi phạm quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản như sau:

Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:

- Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp hộ kinh doanh lấy mẫu lập đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tại Khoản 1 Điều 5 quy định trên thì mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

=> Như vậy, tổ chức có hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu - 40 triệu đồng.

Trên đây là nội dung hỗ trợ!

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào