Công chức lợi dụng quyền hạn để sách nhiễu và nhận tiền của người vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?

Được biết có quy định mới về xử lý kỷ luật công chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tôi có thắc mắc sau: Trường hợp một người vi phạm hành chính đúng quy định chỉ xử phạt nhẹ, nhưng công chức có thẩm quyền xử phạt lại nói hành vi này sẽ bị xử phạt rất nặng và gây khó dễ cho người vi phạm, sau đó người vi phạm đã theo yêu cầu đưa cho công chức này một khoản tiền thì vụ việc lại được xử dễ dàng. Cho hỏi hành vi của công chức này khi bị phát hiện sẽ bị kỷ luật thế nào?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức, viên chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:

- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;

- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.

=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì công chức có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm sẽ bị xem xét áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc.

Trên đây là nội dung hỗ trợ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào