Phương pháp xác định hạt đỏ, hạt bị hư hỏng, hạt xanh non, hạt gạo nếp đối với gạo dữ trữ quốc gia được quy định thế nào?
Căn cứ Tiết 3.2.7 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2019/BTC ban hành kèm theo Thông tư 78/2019/TT-BTC quy định phương pháp xác định hạt đỏ, hạt sọc đỏ, hạt xát dối, hạt vàng, hạt bạc phấn, hạt bị hư hỏng, hạt xanh non, hạt gạo nếp đối với gạo dữ trữ quốc gia như sau:
- Cách tiến hành
Từ phần mẫu thử 4 (xem Phụ lục 4), cân 100 g mẫu, chính xác đến 0,01 g. Loại bỏ thóc và tạp chất, sau đó đổ toàn bộ gạo lên khay men trắng, dàn đều mẫu và tiến hành phân loại hạt bằng cách nhặt vào các cốc thủy tinh sạch đã biết trước khối lượng từng loại hạt: hạt đỏ, hạt sọc đỏ, hạt xát dối, hạt vàng, hạt bạc phấn, hạt bị hư hỏng, hạt xanh non, hạt gạo nếp. Cân riêng từng cốc chứa các loại hạt, chính xác đến 0,01 g, từ đó suy ra khối lượng từng loại hạt.
- Tính kết quả
Tỉ lệ từng loại hạt (Xi), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:
trong đó:
mi là khối lượng từng loại hạt, tính bằng gam (g);
m là khối lượng mẫu cân, tính bằng gam (g).
Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của hai lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1 % giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân (đối với chỉ tiêu hạt vàng, hạt bị hư hỏng báo cáo kết quả chính xác đến hai chữ số thập phân).
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật