Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh quy định thế nào?

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh quy định thế nào? Trích dẫn văn bản mới nhất. Cảm ơn! 

Theo Điều 26 Nghị định 35/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/05/2020) thì nội dung này được quy định như sau:

1. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.

2. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm;

b) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

c) Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;

d) Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

đ) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là nội dung quy định về Thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp ngăn chặn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào