Đường hai chiều được hiểu như thế nào?

Tôi hiện đang công tác trong một công ty cầu đường. Liên quan đến Quy chuẩn mới ban hành. Ban biên tập cho hỏi: Theo quy chuẩn đó thì đường hai chiều được hiểu như thế nào?

Đường hai chiều được hiểu như thế nào?

Tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ, có quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3.10. Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Theo đó, đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách.

Bên cạnh đó, Quy chuẩn cũng quy định:

- Đường dành riêng cho các loại phương tiện cơ giới là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho phương tiện cơ giới lưu thông, tách biệt với phần đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

- Đường dành riêng cho một số loại phương tiện là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường dành riêng cho một hoặc một vài loại phương tiện được lưu thông tách biệt với phần đường cho các phương tiện khác và được chỉ dẫn bằng biển báo hiệu hoặc vạch sơn.

- Đường dành riêng cho các phương tiện thô sơ và người đi bộ là tuyến đường, phần đường hoặc làn đường được phân biệt với phần đường dành riêng cho phương tiện cơ giới bằng các dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền.

- Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được đặt biển báo hiệu đường ưu tiên.

Đường hai chiều được hiểu như thế nào?

Đường hai chiều được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

rân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào