Cán bộ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không đầy đủ sẽ bị kỷ luật thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì có các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
- ...
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật.
Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;
- Áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính;
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra.
=> Như vậy, trường hợp mà bạn đưa ra là cán bộ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đã áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả không đầy đủ, do đó người này sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật cảnh cáo.
Trên đây là nội dung hỗ trợ!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật