Yêu cầu về bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là vật dễ gây ôi nhiễm môi trường

Liên quan đến yêu cầu của việc bảo quản phương tiện, tang vật bị tạm giữ, tịch thu. Ban biên tập cho tôi hỏi: Theo quy định mới thì việc bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là vật dễ gây ô nhiễm môi trường phải đảm bảo yêu cầu nào?

Việc bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là vật dễ gây ô nhiễm môi trường phải đảm bảo yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/5/2020) như sau:

Người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu thực hiện việc phân loại từng tang vật, phương tiện và báo cáo người đứng đầu cơ quan được giao trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp; cụ thể:

- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ;

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định:

- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy;

- Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

Ban biên tập phản hồi thông tin.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Môi trường

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào