Lý do chính đáng trong trường hợp sa thải là gì?
Tại Khoản 3 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Bên cạnh đó, Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn điều luật này như sau:
- Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
- Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:
+ Do thiên tai, hỏa hoạn;
+ Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
+ Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động
=> Như vậy, lý do chính đáng trong trường hợp sa thải bao gồm các lý do sau:
- Nghỉ việc do thiên tai, hỏa hoạn;
- Nghỉ việc do bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Nghỉ việc theo những lý do được quy định trong nội quy lao động.
Trên đây là toàn bộ thông tin về câu hỏi của bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật