Những trường hợp nào áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với dự án PPP?
Tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định 25/2020/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 20/04/2020), chỉ định thầu đối với dự án PPP chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp dưới đây:
- Chỉ có một nhà đầu tư đăng ký và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời sơ tuyển; chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển;
- Chỉ có một nhà đầu tư có khả năng thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu;
- Dự án do nhà đầu tư đề xuất đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án khả thi và hiệu quả cao nhất có mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 22 của Luật Đấu thầu do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cần lưu ý rằng việc quyết định chỉ định thầu theo trường hợp này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Dự án có quyết định chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt (đối với dự án nhóm C);
+ Dự án có ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm quốc phòng, ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với tính khả thi và hiệu quả về yêu cầu bảo đảm an ninh.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật