Tuyến cáp ngoại viễn thông chôn trực tiếp phải thỏa mãn yêu cầu gì?

Theo quy định mới nhất thì đối với tuyến cáp ngoại viễn thông chôn trực tiếp phải thỏa mãn yêu cầu gì? Mong ban biên tập hỗ trợ.

Theo Tiết 2.3.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BTTTT (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020) quy định yêu cầu đối với tuyến cáp ngoại vi viễn thông chôn trực tiếp như sau:

- Yêu cầu chung

+ Tuyến cáp phải ngắn nhất (trong điều kiện địa hình, không gian cho phép).

+ Đảm bảo khoảng cách an toàn từ cáp đến các công trình ngầm khác như đường ống cấp nước, cống nước thải, ống xăng dầu trong cống ngầm theo quy định tại Bảng 4.

+ Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với cáp điện lực, đường sắt theo quy định an toàn của ngành điện lực, đường sắt.

+ Đảm bảo khoảng cách nhỏ nhất giữa tuyến cáp chôn trực tiếp với một số kiến trúc khác theo quy định tại Bảng 4.

+ Trường hợp phải sử dụng cáp chôn trực tiếp tại khu vực đang trong quá trình xây dựng hoặc chưa ổn định về kiến trúc xây dựng đô thị thì phải sử dụng băng báo hiệu phía trên cáp chôn ít nhất 10 cm, hoặc sử dụng cột mốc để báo hiệu.

Hình 2 - Đặt dải băng báo hiệu trên tuyến cáp chôn trực tiếp

+ Tuyến cáp chôn trực tiếp phải tuân theo thứ tự ưu tiên từ cao đến thấp như sau:

++ Chôn cáp dưới vỉa hè hoặc dải phân cách giữa hai làn đường.

++ Chôn cáp dưới lòng đường. Trong trường hợp này tuyến cáp phải đi sát về một bên lề đường, nếu là đường một chiều thì chọn lề bên tay phải theo hướng đi đường một chiều.

++ Cáp viễn thông kéo ngầm phải gắn thẻ sở hữu (được làm bằng chất liệu chịu được ẩm ướt) tại các vị trí: Bể cáp, hố ga; tủ hoặc hộp cáp tuân thủ theo quy định tại Quy chuẩn này.

++ Trong trường hợp đi cáp viễn thông ngầm trong lòng mương, cống thoát nước thì phải có biện pháp bảo vệ cáp thích hợp và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước. Trong quá trình thi công không được làm ảnh hưởng đến cây xanh hiện có.

+ Tuyến cáp viễn thông ngầm phải có dấu hiệu nhận biết đường dây, cáp và đường ống chôn ngầm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT.

- Yêu cầu đối với rãnh cáp

+ Kích thước rãnh cáp phải tính toán phù hợp với số lượng, loại và phương pháp bảo vệ cáp.

+ Độ sâu của rãnh cáp phụ thuộc vào cấp đất như quy định tại Bảng 7.

Bảng 7 - Độ sâu của rãnh cáp

Loại cáp

Độ sâu của rãnh cáp (m) ứng với cấp đất

Cấp I, II

Cấp III

Cấp IV

Cáp đồng

0,9

0,5

0,3

Cáp quang

1,2

0,7

0,5

CHÚ THÍCH:

1. Nếu cáp đồng và cáp quang chôn chung một rãnh phải áp dụng độ sâu của rãnh cáp quang. Các cáp cùng loại phải được bố trí về một phía của rãnh.

2. Nếu không thể đạt được độ sâu rãnh cáp như quy định (do có đá ngầm, địa hình núi đá...) hoặc lắp đặt trong khu vực có nguy cơ bị hư hỏng do đào bới, xói lở thì cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ thích hợp.

- Yêu cầu về khoảng cách an toàn giữa cáp viễn thông chôn trực tiếp và hệ thống điện lực.

+ Để tránh ảnh hưởng tăng điện thế đất do dòng điện sự cố chảy qua các hệ thống tiếp đất điện lực, cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất phải cách xa tiếp đất của điện lực. Nếu điều kiện của vùng không thể cách xa, phải sử dụng cáp viễn thông có vỏ bọc chịu điện áp cao hoặc đặt cáp trong ống nhựa cách ly với đất.

+ Ở những khu vực có độ tăng điện thế đất quá lớn, cần thay cáp đồng bằng cáp quang hoặc sử dụng hệ thống vi ba để thay thế. Khoảng cách nhỏ nhất giữa cáp viễn thông có vỏ kim loại tiếp xúc trực tiếp với đất và tiếp đất của hệ thống điện cao thế phải đảm bảo yêu cầu về an toàn điện theo QCVN 01:2008/BCT, các quy định liên quan đến an toàn điện, đồng thời phải được phép của đơn vị quản lý điện lực.

+ Để phòng chống tiếp xúc trực tiếp giữa cáp điện lực và cáp viễn thông chôn trực tiếp khi giao chéo phải cho cáp viễn thông vào ống nhựa PVC cứng và đặt giao chéo trên cáp điện cao thế, khoảng cách theo quy định tại Bảng 4.

Ban biên tập thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào