Việc áp dụng Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT và thông tư 58/2014/TT-BCT.

Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu áp dụng hai Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ra ngày 09 tháng 04 năm 2014 và thông tư 58/2014/TT-BCT ra ngày 22 tháng 12 năm 2014. Thực sự chúng tôi đang lúng túng trong việc áp dụng các thông tư này vào các cửa hàng, chúng tôi xin hỏi một sô câu hỏi sau: Hiện tại chúng tôi đang kinh doanh cửa hàng bán hàng bách hóa tại Sân bay nội bài trong khu vực cách ly. Cửa hàng chúng tôi có bán rất nhiều loại hàng hóa thực phẩm đóng bao gói sẵn và đồ lưu niệm, thuộc sự quản lý của hai bộ trở lên (nước uống đóng chai....cafe đóng gói sẵn....bánh, mứt, kẹo). Hiện tại cửa hàng chúng tôi không kinh doanh các sản phẩm có điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (như sữa chua, kem...). Như vậy cửa hàng chúng tôi có phải làm hồ sơ thủ tục cho nhân viên của chúng tôi có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm hay không? Và hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực thực phẩm không? Chúng tôi có phải làm Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với các nhà chức trách sân bay phải không? Hoạt động kinh doanh của chúng tôi có còn phải chịu sự quản lý, điều chỉnh của cơ sở luật pháp nào khác do Bộ Công thương quản lý mà chúng tôi chữa rõ, kính mong được sự giúp đỡ của Sở Công Thương?

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 2, Thông tư số 58/2014/TT-BCT ngày 22/12/2014 của Bộ Công Thương Quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương thì “Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định” thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. (Theo quy định tại Khoản 4, Điều 3, Thông tư số 58/2014/TT-BCT “Điều kiện bảo quản đặc biệt đối với thực phẩm là việc sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ để duy trì các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và các yếu tố bảo quản khác theo yêu cầu của nhà sản xuất nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm”).Và đối tượng này phải đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Luật an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo phân cấp quản lý. 
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Thông tư số 58/2014/TT-BCT  thì Sở Công Thương có trách nhiệm xây dựng đề xuất trình UBND tỉnh, thành phố phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư 58. 
Hiện tại Sở Công Thương Hà Nội đang xây dựng văn bản đề xuất trình UBND Thành phố về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Thông tư 58. Sau khi có văn bản chính thức Sở Công Thương Hà Nội sẽ hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp về thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và Giấy xác nhận kiến thức về ATTP.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào