Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội
Theo Điều 2 Thông tư 15/2020/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 30/3/2020) quy định mục đích thực hiện dân chủ trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội nhằm:
- Phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và bảo đảm điều kiện thuận lợi cho Nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật; huy động, khuyến khích Nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong sạch vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát huy quyền làm chủ của cán bộ, chiến sĩ; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Bân biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật