Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo của công đoàn được lập như thế nào?
Theo Điều 26 Quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ban hành kèm theo Quyết định 333/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về việc lập hồ sơ giải quyết tố cáo như sau:
- Việc giải quyết tố cáo phải được lập thành hồ sơ. Căn cứ vào vụ việc cụ thể, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo bao gồm:
+ Đơn tố cáo hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo; báo cáo hoặc biên bản kiểm tra, xác minh thông tin cá nhân của người tố cáo, biên bản làm việc trực tiếp với người tố cáo để xác minh nội dung tố cáo;
+ Quyết định thụ lý tố cáo; văn bản giao xác minh nội dung tố cáo;
+ Biên bản xác minh; kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình xác minh;
+ Văn bản giải trình của người bị tố cáo; biên bản làm việc với người bị tố cáo về nội dung giải trình;
+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh nội dung tố cáo;
+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo; quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo;
+ Kết luận nội dung tố cáo hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo;
+ Quyết định xử lý của người giải quyết tố cáo, văn bản kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý;
+ Các tài liệu khác có liên quan.
- Đối với việc giải quyết lại vụ việc tố cáo, hồ sơ bao gồm những tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này và các tài liệu sau đây:
+ Đơn tố cáo tiếp hoặc văn bản ghi nội dung tố cáo tiếp; văn bản yêu cầu hoặc kiến nghị về việc giải quyết lại vụ việc tố cáo;
+ Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo;
+ Quyết định xử lý của người giải quyết lại vụ việc tố cáo;
+ Các tài liệu khác có liên quan trong quá trình giải quyết lại vụ việc tố cáo.
- Hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo phải được đánh số thứ tự. Việc lưu trữ, khai thác, sử dụng hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật, bảo đảm bí mật thông tin về người tố cáo.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật