Thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại được quy định thế nào trong BHXH?
Căn cứ theo Khoản 12 Điều 18 Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 quy định thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại như sau:
Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành, người có quyết định, hành vi bị khiếu nại có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
+Trường hợp sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức hoặc phải khắc phục hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; hành vi về BHXH, BHTN, BHYT bị khiếu nại thì phải ban hành các văn bản xử lý để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại hoặc áp dụng các biện pháp để khắc phục hành vi bị khiếu nại; tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại;
+ Trường hợp khẳng định quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức bị khiếu nại là đúng pháp luật thì người giải quyết khiếu nại có các biện pháp cần thiết bảo đảm quyết định giải quyết khiếu nại được thi hành nghiêm chỉnh hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu người khiếu nại chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định, hành vi về BHXH, BHTN, BHYT; quyết định kỷ luật công chức, viên chức đã khiếu nại; kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của địa phương tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định hành chính đúng pháp luật (khi xét thấy cần thiết).
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật