Cúng sao, giải hạn thì có bị xử phạt hay không?
Theo quy định tại Điều 2 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 thì được quy định như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
Theo quy định trên cúng sao, giải hạn không được xem là hoạt động tín ngưỡng.
Tại Khoản 19 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP thì vi phạm quy định về nếp sống văn hóa như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng quy định của Ban tổ chức lễ hội, Ban quản lý di tích; ném, thả tiền xuống giếng, ao hồ; nói tục, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm; xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh môi trường trong khu vực lễ hội, di tích.
Ngoài ra tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP thì quy định như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi;
Do đó, nếu thuần túy sử dụng hành vi cúng sao, giải hạn đề đặt niềm tin vào quẻ bói đầu năm thì không bị xử phạt ngoại trừ các quy định nêu trên.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật