Có cầu chữ ký của cháu đính tôn trong biên bản phân chia di sản

Bà ngoại em mất để lại một mảnh đất, trên đó có một căn nhà. Ngoại em có 5 người con (3 gái, 2 trai trong đó có 1 người con trai là con riêng của bà ngoại em). Ngoại em mất không để lại di chúc. Hiện nay những người con đang muốn chia mảnh đất của bà ngoại em thành 3 phần, trong đó 1 lô cho dì, 1 lô cho cậu con riêng của bà và 1 lô cho cháu đích tôn. Nhưng khi làm giấy tờ thì chỉ có người cháu đó không đồng ý và không chịu ký. Vậy cho em hỏi có cách nào không cần lấy chữ ký của cháu đích tôn mà vẫn phân chia tài sản được không ạ? Em xin cảm ơn.

Theo Khoản 2a Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

….

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, phần tài sản bà ngoại bạn sẽ được chia đều theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế thứ nhất bao gồm 5 người con (trong trường hợp ông ngoại mất trước bà). Những người con của bà không muốn chia tài sản có thể làm văn bản từ chối di sản thừa kế (cần công chứng/chứng thực văn bản này) và làm biên bản họp gia đình về việc chia tài sản. Cháu đích tôn không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không được nhận di sản.

Vì vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, những người con có thể thỏa thuận phân chia di sản và để người con trưởng (bố của cháu đích tôn) đứng tên nhận thừa kế 2 lô đất thay vì để cho người cháu. Biên bản phân chia di sản khi đó không cần chữ ký của cháu đích tôn mà vẫn có thể thực hiện như bình thường.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào