Có cần tham gia khóa đào tạo nghề thừa phát lại khi đã là thẩm tra viên chính ngành tòa án không?
Theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định:
- Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
- Người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại quy định tại khoản 2 Điều này phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại để đối chiếu.
=> Như vậy, khi bạn đã là Thẩm tra viên chính ngành tòa án thì bạn được miễn tham gia đào tạo nghề thừa phát lại. Tuy nhiên, theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định này, bạn phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp.
Ban biên tập thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật