Công chức bị kỷ luật thì có bị cách chức?
- Theo Điều 7 Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định các cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh bao gồm:
+ Phòng Nội vụ.
+ ...
- Theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định công chức trong cơ quan hành chính ở cấp huyện bao gồm:
+ Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.
+ Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân.
=> Như vậy, căn cứ quy định trên thì phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nên phó Phòng Nội vụ là công chức trong cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức, theo đó:
Các hình thức kỷ luật công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gồm:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
=> Trường hợp trên vì chưa khẳng định được phó phòng NV huyện đó sẽ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức nào nên chưa thể xác định được ông A đó có tiếp tục được giữ chức vụ nữa hay không. Trường hợp ông A bị giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc thì sẽ không được giữ chức vụ phó phòng NV. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì vẫn được giữ chức vụ nêu trên.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật