Nội dung quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030 phải đảm bảo yêu cầu nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Quyết định 294/QĐ-TTg năm 2020 quy định yêu cầu về nội dung quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
- Phân tích, đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh và thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia:
+ Phân tích bối cảnh phát triển quốc tế, trong nước và các cơ hội, thách thức đối với đô thị hoá và phát triển nông thôn; yếu tố về địa kinh tế chính trị của hệ thống đô thị trong khu vực và quốc tế;
+ Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên (địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy hải văn...), tài nguyên (đất, nước, hệ sinh thái,...) có liên quan đến phát triển đô thị và nông thôn, các nguồn lực cho phát triển đô thị và nông thôn;
+ Phân tích đánh giá về đô thị hoá ở Việt Nam: Thực trạng phân bố, sử dụng không gian của hệ thống đô thị (phân bố dân cư, lao động, đất đai, hạ tầng đô thị...); không gian kiến trúc cảnh quan và môi trường đô thị; biến đổi khí hậu; việc thực hiện các Chương trình quốc gia liên quan đến phát triển đô thị;
+ Phân tích đánh giá về đặc điểm phân bố, sử dụng không gian của hệ thống dân cư nông thôn: việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu có liên quan đến phát triển nông thôn;
+ Phân tích hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và nông thôn.
- Dự báo xu thế phát triển, kịch bản phát triển và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
- Đánh giá về liên kết ngành, liên kết vùng trong phát triển hệ thống đô thị và nông thôn:
+ Sự phối hợp, kết hợp giữa các địa phương trong phát triển đô thị, nông thôn trên phạm vi vùng lãnh thổ; sự liên kết giữa phát triển đô thị và nông thôn;
+ Đánh giá sự liên kết, đồng bộ giữa hệ thống đô thị và nông thôn với các hệ thống kết cấu hạ tầng khác;
+ Phân tích, đánh giá các chính sách về nguồn lực phát triển và sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực nhằm đảm bảo công bằng lợi ích giữa các bên liên quan trong phát triển đô thị và nông thôn.
- Yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống đô thị và nông thôn:
+ Xác định các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đối với hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia;
+ Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức trong việc phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
+ Phân tích rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đối với hệ thống đô thị và nông thôn.
- Xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định phương án phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
+ Xác định các chỉ tiêu dự báo, chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật về phát triển đô thị và nông thôn của cả nước, từng vùng lãnh thổ phù hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển;
+ Đề xuất, lựa chọn khung phát triển đô thị, nông thôn quốc gia, bao gồm mạng lưới đô thị và nông thôn trong từng vùng và trên toàn lãnh thổ quốc gia;
+ Đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng nguyên tắc, cơ sở xác định giới hạn không gian phát triển đô thị và nông thôn cho từng khu vực lãnh thổ;
+ Đề xuất định hướng các vùng phát triển đô thị và phân bố mạng lưới đô thị: Phân cấp, phân loại hệ thống đô thị theo không gian lãnh thổ, vùng và quản lý hành chính; xác định các đô thị có vai trò trung tâm cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia;
+ Đề xuất định hướng, nguyên tắc tổ chức, phân bố dân cư nông thôn tại các vùng lãnh thổ: Xây dựng các nguyên tắc tổ chức, phân bố dân cư nông thôn tại các vùng lãnh thổ;
+ Xác định các vùng, khu vực lãnh thổ dành cho mục tiêu phát triển đô thị và nông thôn trên cả nước và các vùng, theo từng giai đoạn quy hoạch;
+ Xác định các nguyên tắc, yêu cầu bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, khai thác và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả; đề xuất các tiêu chuẩn lựa chọn, khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị, nông thôn;
+ Định hướng phát triển kiến trúc, cảnh quan đô thị và nông thôn;
+ Định hướng về chương trình phát triển đô thị quốc gia và từng tỉnh;
+ Xác định các giải pháp liên kết phát triển giữa các đô thị, giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn;
+ Xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có tính liên vùng, liên tỉnh có vai trò quan trọng đối với phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, bao gồm: giao thông, cung cấp năng lượng, nguồn nước, khả năng thoát nước và xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang.
- Định hướng bố trí sử dụng đất phát triển hệ thống đô thị, nông thôn quốc gia và các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn sinh thái, cảnh quan, di tích đã xếp hạng quốc gia trong phát triển đô thị và nông thôn.
- Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, thứ tự ưu tiên thực hiện:
+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
+ Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án quan trọng của ngành về phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia; dự kiến tổng mức đầu tư; đề xuất thứ tự ưu tiên thực hiện và phương án phân kỳ đầu tư.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch:
+ Giải pháp về pháp luật, cơ chế, chính sách;
+ Giải pháp về huy động và phân bổ vốn đầu tư;
+ Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
+ Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
+ Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật