Việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 31/03/2020) thì việc tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm:
+ Tổ chức thực hiện kịp thời và đầy đủ các nội dung kiến nghị đã được nêu tại kết luận kiểm tra;
+ Trường hợp kết luận kiểm tra có nhiều nội dung, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thì đối tượng được kiểm tra phải lập kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra.
+ Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải xác định rõ mục đích, yêu cầu, lộ trình, thời gian, phương pháp thực hiện các nội dung trong kết luận kiểm tra, phân công rõ trách nhiệm thực hiện của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Kế hoạch thực hiện kết luận kiểm tra phải được gửi đến người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là đối tượng được kiểm tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm:
+ Kịp thời chỉ đạo, phân công cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đôn đốc đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện kết luận kiểm tra;
+ Bảo đảm điều kiện, thực hiện các biện pháp theo thẩm quyền để đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, kịp thời kết luận kiểm tra;
+ Tiến hành kiểm tra, đề nghị thanh tra đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý theo kết luận kiểm tra;
+ Xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận kiểm tra.
Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn!
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật